Lược sử Thuyết_tiến_hoá_tổng_hợp

Sự tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên

Lý thuyết "pangen" (pangenesis) của Darwin. Mọi bộ phận của cơ thể đều phát ra những "pangen" di chuyển đến tuyến sinh dục và đóng góp cho thế hệ tiếp theo thông qua trứng được thụ tinh. Những thay đổi đối với cơ thể trong cuộc sống của một sinh vật sẽ được kế thừa, như thuyết Lamac.

Cuốn sách nổi tiếng "Nguồn gốc các loài" của Charles Darwin xuất bản năm 1859 đã thành công vang dội và thuyết phục hầu hết các nhà sinh học rằng sự tiến hóa đã xảy ra, nhưng lại ít thành công hơn trong việc thuyết phục họ rằng chọn lọc tự nhiên là cơ chế chính của tiến hoá.[11] Do đó, vào khoảng đầu thế kỷ 20, các biến thể của thuyết Lamac (Lamarckism - thuyết kế thừa tính tập nhiễm) và một số thuyết khác như "tiến hóa tiến bộ" (orthogenesis), "tiến hóa nhảy vọt" (saltationism) và "tiến hóa do đột biến" ( mutationism) đã được đề cao và coi như có thể thay thế hoặc bù đắp cho học thuyết Đacuyn.[12] Sau đó, Alfred Russel Wallace ủng hộ một "phiên bản" tiến hóa chọn lọc, trong đó hoàn toàn bác bỏ thuyết Lamac. Cưối thế kỷ XIX, quan điểm của Wallace được Samuel Butler "dán nhãn" là học thuyết Đacuyn mới (neo-Darwinism).[13] [14][15]

Khủng hoảng của học thuyết Đacuyn

Từ những năm 1880 tới những năm 1920, học thuyết Darwin không giải thích được hợp lý và đầy đủ nhiều vấn đề mới nảy sinh trong tiến hoá luận đương thời, do bản thân ông - vì hạn chế của khoa học đương thời và cũng vì không biết đến công trình của Mendel - không nắm được cơ chế vật chất của gien di truyền, ông cũng cho rằng sự kế thừa (di truyền) là pha trộn, sẽ bị suy yếu 50% qua mỗi thế hệ, đồng thời nêu lên giả thuyết pangen (pangenesis) mơ hồ như Fleeming Jenkin đã nhận định vào năm 1868.[16][17] Những hạn chế này của Darwin được Julian Huxley gọi là "the eclipse of Darwinism" (khủng hoảng của thuyết Đacuyn).[18][19][20]

Giả thuyết của Weismann (1892)

Bài chi tiết: Lý thuyết dòng mầm
Mô tả "dòng mầm" của August Weismann.

August Weismann đã đưa ra ý tưởng "dòng mầm" trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1892 bằng tiếng Đức: "Das Keimplasma: eine Theorie der Vererbung" (Dòng mầm: một lý thuyết kế thừa).[21]

  • Theo giả thuyết này, thì cơ thể sinh vật gồm hai loại tế bào: tế bào sinh dưỡng (giờ thường gọi là tế bào xôma) và tế bào sinh dục. Các tế bào sinh dục (Keimzellen) có khả năng như là "mầm" để "mọc" ra các loại tế bào khác, đó chính là các tế bào thuộc nhóm mà bây giờ gọi là tế bào mầm (germ cell).
  • Nhờ nhóm "Keimzellen" (tế bào mầm) này, mà vật chất di truyền của bố mẹ được chuyển cho đời con, còn tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) không đóng vai trò di truyền. Từ đó, tạo thành như một dòng chảy vật chất (plasm) truyền "mầm" (germ) ấy từ thế hệ này sang thế hệ khác (xem hình trên mô tả "dòng chảy" này).[22]. Lý luận này chống lại Darwin, góp phần tạo ra khủng hoảng của nó, dẫn đến nhu cầu cấp thiếp cần có lý thuyết mới, phù hợp hơn trong tiến hoá luận.[23]

Đang thực hiện...